Nơi Chúa chúng ta phó thác



Nơi Chúa chúng ta phó thác

An Hoang Trung Tuong
Tùy-bút 2008-08-28 22:09:00

LƯU Ý: MỌI SAO CHÉP PHẢI GHI RÕ NGUỒN VÀ TÁC GIẢ

Phát biểu ngay, rầng cái tít bài là chữ in trên các tờ tiền nhơ bửn của bọn trùm đế quốc sài lang Mẽo, nguyên văn In God We Trust, chứ không có chế tậu bởi Trung Tướng và cho Trung Tướng. Nó cũng là mô-tô quốc gia của bọn đó luôn.

Ít nhất 30 sắc dân khắp địa cầu đã kêu Chúa trong mô-tô của chúng. Từ bọn trùm đế quốc Mẽo đã kể, đến bọn trùm thực dân Anh, bọn cựu trùm vô sản Nga, bọn lìu tìu ba bựa U Gan Đa Tông Ga.. thảy đều nương Chúa như Lương Tâm, Trách Nhiệm, Danh Dự, và niềm Tự Hào.

Thật lành mạnh khi lòng tràn ắp Đức Tin, nơi Chúa.

Loạt tùy bút nầy Trung Tướng dâng Chúa như một sự hiệp thông với Anh Chị Em Giáo Hữu đang kiên gan đòi lẽ công bình ở Giáo Xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ Hà Nội nhiều tháng qua.

Chúa thương xót Anh Em con đối đầu điếm nhục nguy khó muôn vàn.

QUO VADIS
Chép từ Cha D. thân kính

Ngoại ô thành La Mã có một nguyện đường bé xíu, chứa không nổi năm chục tín hữu. Tên đầy đủ của nó nghe rất lạ với người ngoại đạo, Domine Quo Vadis, tiếng La Tinh nghĩa là Thầy Đi Đâu:

Bé thế, đơn sơ nữa, dưng Thầy Đi Đâu sở hữu một thánh tích bất hủ, phiến cẩm thạch trắng hằn Dấu Chân Giê Su, cẩn ngay trên nền nhà đá đen:

Hai ngàn năm, cả triệu tín đồ thăm Thầy Đi Đâu đã ướm bàn chân mình lên Dấu Chân, khiến nó ngày một rỡ ràng:

Trong Phúc Âm theo Thánh Giô An, thì Thầy Đi Đâu là câu của Si Mông Phê Rô, đứng đầu mười hai Tông Đồ, hỏi Đức Giê Su khi Thầy cáo biệt Anh Em rồi chịu bắt và nhục hình bởi các Thượng Tế và quân Pha Ri Sêu trên giá câu rút. Sự nầy xảy ra bên đất Do Thái.

Dưng trong chiện binh sĩ đang nghe, Thầy Đi Đâu, cũng là câu Phê Rô hỏi Giê Su, lại được dùng bốn chục năm sau cuộc Thầy về Giời, tại một vùng ngàn xa Quê Thánh.

***

Giáo Hội thuở lập đạo khốn nạn như cò non bồ côi, sống sót qua đêm đã là thách thức. Phê Rô và Phao Lô cùng môn đệ hai Ngài đem nhời Chúa truyền trong dân La Mã với thù lao có thể là bữa lửa thiêu phừng phừng. Chiên Lành chưa kịp nhận Thêm Sức đã có thể lủng lẳng đầu giá gỗ. Phó Thác là tự nguyện, dưng tự nguyện chưa là tự do.

Bạn thân Trung Tướng, bạo chúa Nê Dô, lên ngôi hoàng đế La Mã khi vừa mười bảy, và Giáo Hữu La Mã đã đạt số ngàn, bất chấp sự săn lùng cần mẫn của cố hoàng đế tiền nhiệm. Trung Tướng không biết Dô sống chiến đấu lao động và học tập theo gương ai, mà bạn ý vô chừng oanh liệt. Xứ Lừa có bạn nầu đó chặt mía trên đỉnh đầu sư ông, còn bạn Dô chặt luôn đầu mẹ đẻ.

Dô ghét Chúa tột bực, hơn trung ương ghét tư bẩn, hơn Lừa ghét Khoai Tây. Bạn sai lính tóm bắt Con Chúa để băm thịt quẳng cho chó chén. Thật tiếc, Dô vốn đẹp giai, tài giỏi, và cá tính, giá như bạn sống, chiến đấu, lao động, và học tập theo gương Trung Tướng, sẽ hữu ích biết bao.

Giáo Hội, hơn Dô quãng mươi tuổi, đã vượt dững ngày can đảm nhất lịch sử dưới gươm Dô.

Năm 64, La Mã vướng cơn Đại Họa, phần tư kinh thành cháy rụi sau chỉ một tuần, phân nửa khác hư nặng. Cung điện của Dô bạn thân Trung Tướng hóa gio. Trăm năm nữa nhiều lý luận gia bẩu chính Dô đã đốt chơi chiều chuộng một con phò. Ờ cũng là một hành vi phong nhã.

Dô đổ riệt tội đốt thành cho Giáo Hội. Lệnh giết sạch được ban.

Phê Rô Tông Đồ, giờ là Kẻ Đứng Đầu Hội Thánh, đã ngoài bảy chục tuổi, nhờ che chở của Anh Em, kịp đào thoát khỏi La Mã nát tươm.

Ngài bước, vô định.

Tới chỗ bi giờ là Thầy Đi Đâu, Phê Rô thấy Giê Su Thầy Mình vác Thập Giá ngược chiều, tuổi ba mươi vĩnh cửu:

Phê Rô hỏi, Lạy Thầy, Thầy Đi Đâu?

Thầy đáp, Ta vầu La Mã chịu đanh câu rút.

Chính lúc ý Phê Rô nhận ra, đến lượt mình hiến dâng xác phàm cho danh Chúa. Sự hy sinh của Ngài như Thầy đã từng, sẽ là Đá Tảng xây Hội Thánh bền vững đời đời.

Ngài quay lại La Mã.

Gặp bạn Dô Bạo Chúa, Thánh Phê Rô nhận khổ hình câu rút, và Ngài xin Dô được đóng đanh lộn đầu, như một nỗi ăn năn Ba Lần Chối Chúa năm xa:

Sử chép, Chúa Cứu Thế gặp lại Phê Rô Tông Đồ trên thềm cẩm thạch trắng. Giáo hữu đời sau gìn giữ thành nguyện đường Thầy Đi Đâu.

Thầy Đi Đâu? Đi chịu đanh câu rút, Thầy đã giả nhời.

(@2008)



13 Comments: Page 1

Comments